10 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI ĐI DU XUÂN, LỄ CHÙA ĐẦU NĂM MỚI

Những ngày đầu năm mới sẽ có các hoạt động du xuân, đi lễ chùa. Tuy nhiên, trong không khí vui xuân cũng cần để ý những điều cấm kỵ để cuộc vui xuân có nhiều ý nghĩa.
1. Không chụp ảnh tùy tiện

Không nên tùy tiện chụp ảnh khi đi lễ chùa. (Ảnh: internet)

Khi đi du xuân cũng không nên chụp ảnh tùy tiện, đặc biệt nếu trong máy ảnh hoặc điện thoại của bạn ghi lại rất nhiều ảnh về tượng thần vô tình bạn đã mời rất nhiều Thần về nhà. Như vậy sẽ dẫn đến tương giao và hậu quả chỉ người phàm chúng ta sẽ phải gánh chịu. Vận thế tự thân sẽ bị ảnh hưởng.
2. Không tự tiện đụng vào đồ thờ cúng

Tránh sờ tay vào tượng phật tại chùa. (Ảnh: internet)

Khi đi du xuân thường sẽ có nhiều địa điểm có khu vực dành riêng cho tôn giáo, có thể bạn không bái thần linh nơi đó nhưng bạn phải tin. Vì thế không được tùy tiện động vào các đồ thờ cúng tại nơi đó.
 3. Tuân thủ cách đi lại trong chùa
Hình ảnh có liên quan

Nên đi đứng cẩn thận, tránh xô đẩy ảnh hưởng cảnh quan trong chùa. (Ảnh: intetnet)

Theo quan niệm xa xưa, khi vào chùa nên vào ở bên phải (cửa Giả quan) và đi ra ở bên trái (cửa Không quan), không nên vào bằng cửa chính bởi theo truyền thuyết, đây là nơi ra vào của đức Phật, Ngọc đế, Quân vương. Tuyệt đối không đi giày, dép vào trong Phật đường, tam bảo, không hút thuốc, đi lại, nói chuyện ồn ào ở nơi này.
 4. Thắp hương ở chùa
Kết quả hình ảnh cho thắp hương ở chùa

(Ảnh: internet)

Việc thắp hương là một hành vi thể hiện nét văn hóa trong ứng xử nơi cửa Phật. Khi dâng hương tại chùa, để tránh gây ảnh hưởng đến các tượng Phật, cũng như pháp khí của chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh hương lớn đặt ở bên ngoài. Chúng ta chỉ cần thắp 1 nén hương – tâm hương, thể hiện lòng thành là đủ, tránh đốt quá nhiều hương vào một chỗ.
 5. Thực hiện nghi lễ ở chùa
Hình ảnh có liên quan

(Ảnh: internet)

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.
6. Không giải trí, tiêu khiển trong chùa
Hình ảnh có liên quan

(Ảnh: internet)

Chùa chiền là nơi linh thiêng, vì vậy không được coi việc đi lễ chùa là trò giải trí, tiêu khiển, tham quan, dạo chơi thông thường. Khi làm lễ, cầu xin cần tránh Tam độc (Tham – Sân – Si), vì tâm không tịnh thì đi chùa cũng thành vô nghĩa.
 7. Không cúng đồ mặn
Kết quả hình ảnh cho Không đặt tiền lên hương án hay pho tượng

(Ảnh: internet)

Đến chùa dâng hương, tuyệt đối không cúng đồ mặn. Theo quan điểm của đạo Phật, đặc biệt là dòng Tu thiền đại thừa ở miền Bắc, đã vào chùa thì chỉ được cúng đồ chay. Đây là điều tối quan trọng, nhưng vẫn có nhiều người không để ý.
8. Các loại hoa lễ phật
Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc…Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
Hình ảnh có liên quan

(Ảnh: internet)

 9. Ăn mặc khi đi lễ chùa
Chùa là nơi thanh tịnh, không vướng tục vì thế khi đi chùa bạn phải ăn mặc giản dị mà sạch sẽ, không được mặc đồ ngắn, hở hang vì thế là bất kính, gây uế tập nơi thanh tu. Những đồ tùy thân như mũ áo, khăn, túi xách, găng tay… không nên mang theo khi vào tam bảo. Nên một thân trang gọn gàng để tỏ lòng thành kính, không gây vướng víu, rườm rà.
Hình ảnh có liên quan

(Ảnh: internet)

 10. Không đặt tiền lên hương án hay pho tượng
Vàng mã, tiền âm phủ là những đồ lễ không nên mang đến chùa. Về công đức, nếu bạn muốn dâng tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức được đặt tại chùa, không đặt tiền lên hương án hay trên các pho tượng Phật, vừa mất mỹ quan, lại mạo phạm đến nhà Phật, làm rối loạn trường khí nơi điện thờ.
Kết quả hình ảnh cho Không đặt tiền lên hương án hay pho tượng

(Ảnh: internet)

Our Reader Score
[Total: 0 Average: 0]

Leave A Comment