NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng.

Đầu tháng 5 là kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.

Vì thế ngày này là ngày được bắt đầu bởi người Việt để bày tỏ lòng thành ơn và cầu mong mùa màng mới bội thu.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp là một món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: internet)

Ngoài ra, người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết khác về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, thời điểm này, sâu bọ phát triển nhiều. Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất. Lão ông nói: ‘Sâu bọ vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng’. Dân làng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là ‘Tết diệt sâu bọ’, có người gọi là Tết Đoan Ngọ, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Hiện, ở một số làng quê Việt Nam vẫn rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên đán, có lẽ ‘Tết diệt sâu bọ’ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về đoàn tụ gia đình.

Our Reader Score
[Total: 0 Average: 0]

Leave A Comment